0988522698

Đi lễ đền chùa nào dịp đầu năm cho người làm kinh doanh buôn bán

Đầu năm đi lễ đền chùa là một phong tục đẹp của người Việt Nam từ bao đời. Mọi người đi lễ đầu năm để cầu sức khỏe, bình an, may mắn cho cả năm.

Đối với người kinh doanh, buôn bán, ngoài việc cầu sức khỏe, bình an, các doanh nhân đi lễ đền chùa để cầu tài lộc, cầu cho việc kinh doanh thuận lợi, phát triển, có người còn đi vay vốn ở đền để làm ăn…

Không có một tài liệu chính thức nào xếp hạng độ linh thiêng của các ngôi đền chùa, tuy nhiên trong giới doanh nhân thường truyền miệng nhau về các ngôi đền chùa linh thiêng ở miền Bắc nên đi lễ đầu năm.

1. Các ngôi đền linh thiêng nên đi lễ dịp đầu năm ở miền Bắc

Đền Hùng (Phú Thọ)

Đền Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, có độ cao 175m so với mặt nước biển. Hội chính diễn ra vào ngày 10.3 âm lịch. Nhưng ngay từ đêm giao thừa và những ngày đầu năm mới, mọi người đã bắt đầu đi lễ. Nơi đây là cội nguồn của dân tộc, là nơi các vua Hùng dựng nước. Mọi người đến đây không chỉ cầu may, cầu lộc và còn du ngoạn, ngắm cảnh núi non, tận hưởng không gian linh thiêng, tĩnh mịch trong tiết trời mùa xuân.

Đền Hùng có 3 đền chính là đền Hạ, đền Trung, đền Thượng. Từ cổng đền sẽ phải leo 225 bậc đá đến đền Trung, leo thêm 168 bậc đến đền Trung, đi thêm 102 bậc đến đền Thượng – nằm trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh với tên chữ là ” Kính Thiên lĩnh điện” ( Điện thờ Trời trên núi Nghĩa Lĩnh). Theo sử sách và lưu truyền trong dân gian, đây là nơi các Vua Hùng thường tiến hành các nghi lễ tế trời đất, cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt. Ngoài 3 đền chính, trong Khu di tích lịch sử Đền Hùng còn có đền Giếng, đền Mẫu Âu Cơ, lăng Hùng Vương, giếng cổ, chùa Thiên Quang…. để các bạn thăm quan và hành lễ.

Đối việc việc hành lễ, nếu có thời gian, bạn có thể làm lễ ở từng đền, đặt biệt là 3 đền chính. Còn nếu thời gian không cho phép, bạn có thể hành lễ trên đền Thượng, đỉnh núi Nghĩa Linh,cũng là nơi các Vua Hùng tiến hành lễ tế trời đất. Người dân Phú Thọ và các tỉnh lân cận ngoài việc đi lễ Đền Hùng vào dịp chính lễ tháng 3, cũng thường đi lễ đầu năm cầu các Vua Hùng phù hộ cho cả năm bình an, sức khỏe, may mắn, sự nghiệp thuận lợi, kinh doanh có nhiều tài lộc. Một số người còn đi lễ tạ các Vua Hùng vào dịp cuối năm.

Ngoài việc đi thăm quan và hành lễ, đến Đền Hùng, bạn có thể thưởng thức các đặc sản địa phương như bánh chưng, bánh dày tiến Vua, bưởi Đoan Hùng, thịt chua Thanh Sơn, bánh tai Phú Thọ, xôi nếp Gà Gáy, cá Anh Vũ, cơm nắm lá cọ, tằm cọ, rau sắn, cọ ỏm, trám…. và mua đồ lưu niệm tại rất nhiều nơi trong khu di tích.

Đền Thượng tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng

Phủ Tây Hồ (Hà Nội)

Tạm biệt đất Tổ, về Thủ đô để đến Phủ Tây Hồ, nơi được coi là một trong những chốn linh thiêng nhất của Hà Nội. Phủ thờ bà chúa Liễu Hạnh – vị Chúa mẫu quyền năng vô lượng trong Tứ Bất Tử. Phủ nằm trên một bán đảo của làng Nghi Tàm nhô ra giữa Hồ Tây, trước đó là một làng cổ của kinh thành Thăng Long nằm ở phía đông Hồ Tây. Phủ tọa lạc trên đồi đất hình Kim quy, bên trái có long chầu, bên phải có hổ phục, thuộc ấp Tây Hồ (nay thuộc phường Quảng An, quận Tây Hồ), đây là nơi địa linh bậc nhất của Hồ Tây

Phủ Tây Hồ ( Hà Nội)
Phủ Tây Hồ ( Hà Nội)

Theo tương truyền, Phủ Tây Hồ cầu tài lộc, may mắn rất linh thiêng. Vì vậy ngoài đến Phủ vào chính hội mùng 3/3 và 13/8 âm lịch, thì những ngày rằm, mùng một, và đặc biệt là những ngày đầu xuân, lượng khách đổ về Phủ đặc biệt là người buôn bán làm ăn, và nhân viên văn phòng đông tấp nập.

Đến Phủ, ngoài việc hành lễ, bạn có thể tham quan vãn cảnh vì phong cảnh rất hữu tình khi nằm trên bán đảo nhô ra giữa hồ Tây. Sau khi hành lễ và vãn cảnh, bạn có thể thưởng thức đặc sản hồ Tây như bánh tôm, bún ốc hồ Tây, bánh rán Võng Thị…

Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh)

Đền Bà Chúa Kho (khu Cổ Mễ, phường Vũ Ninh, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) từ xưa đã nổi tiếng là ngôi đền được nhiều người trong giới kinh doanh buôn bán tìm đến “vay vốn”. Vào những ngày đầu năm âm lịch, dòng người đổ về đền Bà Chúa Kho xếp hàng kéo dài hàng dài để sắp lễ, dâng hương. Đối với những người lên lễ Bà Chúa Kho nếu không vay tiền thì sẽ xin “lộc rơi lộc vãi”. Chính hội Đền Bà Chúa Kho vào ngày 14 tháng giêng âm lịch, nhưng ngày từ những ngày đầm năm, giới kinh doanh buôn bán để nô nức đổ về đây. Ngoài ra Đền cũng khá đông vào dịp cuối năm do những người vay tiền buôn bán, làm ăn đến để trả nợ và lễ tạ.

Đền Bà Chúa Kho ( Bắc Ninh)
Đền Bà Chúa Kho ( Bắc Ninh)

Đền Trần (Nam Định)

Ngày 14 tháng Giêng, Lễ hội khai ấn đền Trần (Nam Định) chính thức diễn ra. Tương truyền, Ấn chỉ linh thiêng khi được lấy đúng vào 23 – 24h của ngày 14 tháng giêng. Vì vậy hàng vạn, hàng triệu người khắp nơi đổ về Đền Trần chen chúc, xô đẩy nhau cũng chỉ mong xin được ấn vào thời khắc thiêng liêng. Bởi mọi người truyền nhau muốn cầu thăng quan, tiến chức, đỗ đạt nhất định phải xin được ấn ở đền Trần.

Đền Trần ( Nam Định)
Đền Trần ( Nam Định)

Đền Ông Hoàng Bảy (Bảo Hà, Lào Cai)

Người kinh doanh hầu như ai cũng biết đến đền Ông Hoàng Bảy (Đền Bảo Hà) ở Bảo Hà, Lào Cai. Đền Bảo Hà dưới chân đồi Cấm, có quang cảnh thiên nhiên “trên bến dưới thuyền” khá đẹp. Bên trái là dòng sông Hồng cuồn cuộn chảy. Bên phải là một hồ rộng, tạo cho đền cảnh đẹp trữ tình, thơ mộng.

Ngôi đền Bảo Hà được xây dựng vào cuối đời Lê, thờ danh tướng Hoàng Bảy họ Nguyễn, có công bảo vệ và xây dựng Tổ quốc ở cửa khẩu Lào Cai. Hội đền Bảo Hà được tổ chức vào ngày 17 tháng 7 âm lịch hàng năm (ngày giỗ tướng Hoàng Bảy), thu hút đông đảo du khách trong và ngoài vùng đến dự. Ngoài những ngày lễ hội, vào các dịp đặc biệt như lễ tết đầu năm khách thập phương trong cả nước vẫn thường xuyên tụ họp về đây để thắp hương tưởng niệm, cầu an, cầu lộc đầy nhà.

Đền Ông Hoàng Bảy (Lào Cai)
Đền Ông Hoàng Bảy (Lào Cai)

Đền Chúa Thác Bờ (Hòa Bình)

Đền nằm trong khu vực Thác Bờ giữa dòng sông Đà, thuộc xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc. Đền Thắc Bờ. Tuy không hoành tráng, đồ sộ nhưng nổi tiếng linh thiêng. Lễ hội Đền Thác Bờ diễn ra từ ngày mùng 7 tháng giêng đến hết tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên, mọi người đã tấp nập đổ về lễ tạ ngay từ tháng chạp hàng năm.

Đền Chúa Thác Bờ (Hòa Bình)
Đền Chúa Thác Bờ (Hòa Bình)

Người làm kinh doanh ngoài việc đến đền, đến phủ cầu lộc làm ăn buôn bán, cũng luôn mong muốn cầu bình an nhưng mọi người. Vì vậy, ngoài việc đi đền, đi phủ, họ cũng thường xuyên đi lễ chùa đầu năm.

2. Những ngôi chùa cầu bình an linh thiêng ở miền Bắc

Chùa Trấn Quốc

Cũng ở hồ Tây như Phủ Tây Hồ, nhưng chùa Trần Quốc toạ lạc trên một hòn đảo ở gần cuối đường Thanh Niên, Ba Đình, Hà Nội. Đây là ngôi chùa ở Hà Nội cổ nhất và linh thiêng nhất. Chùa có lịch sử khoảng 1500 năm. Kiến trúc của chùa là sự kết hợp hài hòa giữa sự uy nghiêm, cổ kính với cảnh quan thanh nhã giữa nền tĩnh lặng của hồ nước mênh mang.

Chùa Trấn Quốc (Hà Nội)
Chùa Trấn Quốc (Hà Nội)

Đến chùa Trấn Quốc để cầu bình an, may mắn, ngoài ra còn được thưởng ngoạn phong cảnh cũng như kiến trúc của ngôi chùa cổ, lọt vào danh sách những ngôi chùa đẹp nhất thế giới.

Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ tọa lạc tại phố Quán Sứ không chỉ là ngôi chùa linh thiêng, thanh tịnh mà đây còn trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trong dịp năm mới, rất đông người dân, Phật tử về đây để đi lễ cầu mong mình và gia đình gặp nhiều may mắn.

Chùa Hương

Chùa Hương nằm trong khu danh thắng Hương Sơn, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Chùa Hương là miền đất Phật – nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành. Vì vậy đi chùa Hương bạn nên cầu bình an cho gia đình. Khoảng thời gian từ tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch là thời gian diễn ra lễ hội chùa Hương. Vào dịp này bạn sẽ có cơ hội hòa mình vào không khí tưng bừng cùng những hoạt động văn hóa của lễ hội chùa Hương

Chùa Hương (Hà Nội)
Chùa Hương (Hà Nội)

Chùa Tây Thiên

Chùa Tây Thiên được biết đến là một trong những nơi phát tích sớm nhất của Phật giáo Việt Nam. Ngày nay, Tây Thiên là một trong những địa điểm hành hương của hàng vạn tín đồ Phật tử từ khắp các nơi đổ về cầu khấn.

Du khách thập phương đến đây hành hương, cúng bái, cầu tài, cầu lộc. Với với mỗi người, chuyến hành hương Tây Thiên sẽ đều tràn ngập niềm hỷ lạc, an bình tự tại. Đến với Tân Thiên và “Đến với Phật, về với Mẫu”

Chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính là một trong những ngôi chùa lớn nhất Việt Nam nằm trong quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình. Cách Hà Nội khoảng 100km, đây là điểm lễ chùa đầu năm ở miền Bắc thu hút nhiều du khách vào những ngày Tết đến cầu tài lộc. Lễ hội chùa Bái đính diễn ra từ chiều ngày mùng 1 Tết, khai mạc vào mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch. Đến với chùa những ngày xuân, du khách sẽ được tham gia vào lễ hội với những nghi lễ và những trò chơi dân gian đặc sắc. Ngoài ra, bạn cũng sẽ được tham quan cảnh ngôi chùa rộng nhất Việt Nam và những thắng cảnh nổi tiếng ở Ninh Bình

Chùa Yên Tử

Chùa Yên Tử nằm cao vút trên đỉnh núi Yên Tử của tỉnh Quảng Ninh. Ngôi chùa này chẳng những nổi tiếng linh thiêng mà còn là ngôi chùa có cảnh sắc làm say đắm lòng người. Vào dịp đầu xuân năm mới, ai cũng muốn một lần đươc về với nơi đây để tỏ lòng hướng Phật, thành kính thành tâm cầu khấn. Đặc biệt, chùa đồng trên đỉnh Bạch Vân Sơn là nơi biết bao trái tim phật tử hướng về.

Chùa Yên Tử (Quảng Ninh)
Chùa Yên Tử (Quảng Ninh)

Vào những ngày đầu xuân năm mới, Chuyển nhà trọn gói Hà Thành sưu tầm và tổng hợp danh sách các đền chùa linh thiêng ở miền Bắc cho các quý khách hàng, các doanh nhân và những ai quan tâm có thể dễ dàng lựa chọn một nơi phù hợp để đi lễ đầu năm.

Chuyển nhà – Chuyển văn phòng trọn gói Hà Thành 0988522698 kính chúc các quý khách, bạn hàng, anh em, bạn bè một năm mới:

“TÂN NIÊN, TÂN PHÚC, TÂN PHÚ QUÝ -TẤN TÀI, TẤN LỘC, TẤN BÌNH AN”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *